Trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, quy hoạch sử dụng đất là công cụ để phân bổ nguồn lực theo không gian lãnh thổ bảo đảm phân bổ hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững đất đai, không gian lãnh thổ, không gian sinh tồn của dân tộc trên nguyên tắc cân bằng tổng thể giữa bảo tồn và phát triển, giữa thế hệ hôm nay và mai sau, giữa kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo không gian 4 chiều
Quy hoạch là việc phân bổ sử dụng nguồn lực khan hiếm của đất nước theo không gian lãnh thổ. Trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, quy hoạch sử dụng đất là công cụ để phân bổ nguồn lực theo không gian lãnh thổ bảo đảm phân bổ hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững đất đai, không gian lãnh thổ, không gian sinh tồn của dân tộc trên nguyên tắc cân bằng tổng thể giữa bảo tồn và phát triển, giữa thế hệ hôm nay và mai sau, giữa kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh quốc phòng, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo quan điểm, định hướng, mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển quốc gia của Đảng và Nhà nước.
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng được thể hiện thể hiện thông tin theo tọa độ, không gian, và thời gian bằng bản đồ sử dụng đất chuyên đề tách lớp cho tất cả các loại quy hoạch có sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.
Quy hoạch sử dụng đất dựa trên các công cụ kết nối hài hòa và liên kết sử dụng đất tích hợp theo liên ngành, liên lĩnh vực, liên khu vực nhằm phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo thích ứng biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học; tạo cơ chế công khai, minh bạch và có sự tham gia của người dân trong việc xây dựng chính sách, qui hoạch, khai thác, và giám sát việc sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo không gian 4 chiều, bao gồm mặt đất, tầng ngầm, trên không, và thuộc tính gắn với việc sử dụng đất theo thời gian.
An ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học là những thách thức toàn cầu luôn đặt lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự quốc tế trong suốt thập kỷ qua. Phương pháp tiếp cận cảnh quan, hệ sinh thái được định nghĩa rộng rãi là một khuôn khổ để tích hợp chính sách và thực tiễn sử dụng đất đa mục tiêu, trong một khu vực nhất định, nhằm đảm bảo sử dụng đất công bằng và bền vững đồng thời tăng cường các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, hệ sinh thái
Quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, hệ sinh thái đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo quan điểm, định hướng, mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển quốc gia của Đảng và Nhà nước, bảo đảmphục hồi hệ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và cải thiện khả năng cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất cho sản xuất, sinh kế, môi trường sống của con người và tự nhiên.
Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, hệ sinh thái là: Đẩy mạnh sự gắn kết thông qua cân bằng tổng thể giữa phát triển kinh tế và xã hội của khu vực, và cải thiện khả năng cạnh tranh; khuyến khích phát triển tạo ra bởi chức năng đô thị và cải thiện các mối quan hệ giữa các thị trấn và nông thôn; thúc đẩy khả năng tiếp cận cân bằng hơn; phát triển khả năng tiếp cận thông tin và kiến thức; giảm thiểu thiệt hại đối với môi trường; tăng cường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và di sản thiên nhiên; nâng cao di sản văn hóa như một yếu tố để phát triển; phát triển các nguồn năng lượng đồng thời duy trì sự an toàn; khuyến khích du lịch chất lượng cao, bền vững; hạn chế các tác động của thiên nhiên thiên tai.
Quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, hệ sinh thái là một công cụ quan trọng để thiết lập các khuôn khổ lâu dài và bền vững cho việc sử dụng đất nhằm mục đích cân bằng tổng thể trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường trong và giữa các quốc gia, tăng cường sự tích hợp và hội nhập giữa các lĩnh vực như nhà ở, giao thông, năng lượng và công nghiệp, và cải thiện không gian sử dụng đất quốc gia, địa phương, đô thị và nông thôn.
Phương pháp tiếp cận cảnh quan, hệ sinh thái giải quyết các vấn đề về cân bằng tổng thể trong việc đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cạnh tranh thông qua việc thực hiện các hệ thống quản lý tích hợp và thích ứng. Phương pháp tiếp cận cảnh quan, hệ sinh thái không chỉ tập trung vào các đặc điểm đặc trưng tự nhiên của cảnh quan, mà còn giải quyết tất cả các vấn đề về cân bằng tổng thể giữa bảo tồn và phát triển, giữa thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau dưới tác động của mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa, môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh, quốc phòng bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc sử dụng đất, đặc biệt, quan tâm tới bảo tồn, lâm nghiệp và nông nghiệp.
Quy hoạch sử dụng đất theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, hệ sinh thái, do một số tổ chức quốc tế trên thế giới như: OECD, FAO, IUCN, UN-Habitat, UNECE giới thiệu là công cụ được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới để phân bổ không gian đảm bảo cân bằng tổng thể giữa bảo vệ, bảo tồn và phát triển, giữa thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau, đảm bảo phân bổ không gian sử dụng đất khan hiếm cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai đảm bảo thúc đẩy và đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững.
Theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, hệ sinh thái,quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên cơ sở hệ thống hạch toán vốn tự nhiên tài nguyên đất đai, được ghi nhận trên ba khía cạnh: thống kê, kiểm kê về diện tích lớp phủ đất, điều tra, đánh giá thổ nhưỡng, chất lượng đất, thoái hóa đất đai; lượng giá tài nguyên đất về dịch vụ hệ sinh thái, sản lượng, giá trị sản lượng, nguồn thu từ đất, giá đất; hạch toán vị trí thửa đất theo mục đích sử dụng, vị trí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và lưu đồ dịch chuyển mục đích sử dụng đất.
Các hệ sinh thái trong cảnh quan cung cấp dịch vụ quan trọng, cung cấp không khí trong lành, nước, thực phẩm, nguyên liệu, năng lượng, nơi ở, môi trường sống và khả năng chống chịu với khí hậucho con người và tự nhiên. Các dịch vụ này được gọi là dịch vụ hệ sinh thái. Trong nhiều thiên niên kỷ sinh tồn và phát triển, con người đã tác động tới cảnh quan thiên nhiên một cách vô ý hoặc có chủ ý. Phương pháp tiếp cận cảnh quan, dựa trên hệ sinh thái trong quy hoạch sử dụng đất tích hợp được sử dụng nhằm đạt được sự cân bằng tổng thể, với tầm nhìn dài hạn giữa bảo tồn và phát triển, giữa thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau khi có nhiều mục tiêu sử dụng đất xung đột lẫn nhau theo không gian và thời gian để thích ứng với các điều kiện thường xuyên thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường và biến đổi khí hậu do tác động của con người và tự nhiên.
Theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, dựa trên hệ sinh thái, lợi ích của các bên liên quan khác nhau được đánh giá một cách toàn diện và được gắn kết thông qua đối thoại trong một bối cảnh không gian và thời gian cụ thể. Phương pháp tiếp cận cảnh quan bảo đảm cân bằng tổng thể dựa trên việc quản lý cảnh quan bền vững trong khi xem xét toàn bộ bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, an ninh, quốc phòng trong một địa phương, vùng, quốc gia, khu vực, châu lục và trên phạm vi toàn cầu.
3 ranh giới, 4 khu vực
Theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, dựa trên hệ sinh thái, đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường là nội dung quan trọng của quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất phải tuân thủ phân vùng môi trường theo 3 ranh giới, 4 khu vực: Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt cấm xâm phạm được khoanh vùng bởi ranh giới bảo vệ nghiêm ngặt, cấm chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Khu vực bảo vệ, bảo tồn được phép khai thác môi trường, dịch vụ hệ sinh thái cho một số hoạt động phát triển như du lịch sinh thái, được khoanh vùng bởi ranh giới vùng bảo vệ, bảo tồn, không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, được phép khai thác dịch vụ hệ sinh thái; Khu vực hạn chế phát triển, hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất được khoanh vùng bởi ranh giới vùng và hành lang an toàn môi trường; và Khu vực phát triển đa mục tiêu, được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đảm bảo cảnh quan, mật độ xây dựng, mật độ dân cư, khả năng chịu tải môi trường, khả năng cung ứng của hệ sinh thái và năng lực quản lý chất thải rắn, nước thải, khí thải.
Trong khu vực đa mục tiêu, cần phân tích xác định bối cảnh cho kế hoạch sử dụng đất. Mục đích của bước này là xác định các vấn đề kinh tế – xã hội và môi trường chính cần được giải quyếttrong kế hoạch sử dụng đất. Nó bao gồm các nhiệm vụ: Vạch ra các chỉ tiêu kinh tế – xã hội có liên quan cho kế hoạch sử dụng đất;Vạch ra các vấn đề chính về quản lý đất đai do các mô hình sử dụng đất hiện có của địa phương;Vạch ra các vấn đề môi trường chính; và xác định các vấn đề kinh tế – xã hội, quản lý đất đai và môi trường quan trọng nhất cho kế hoạch sử dụng đất.
Các vấn đề về môi trường sẽ được xem xét dựa trên: Đất (xói mòn, ô nhiễm), việc sử dụng dần quá mức các hóa chất nông nghiệpvà thuốc trừ sâu và kỹ thuậtthực hành canh tác không phù hợp đang gây raô nhiễm và suy thoái đến các khu đất trên địa bàn; Thủy văn, tài nguyên nước (chất lượng vàlượng nước mặt và nước ngầm); Chất lượng không khí (chú trọng đến điểm nóng môi trường); Hệ sinh thái và động thực vật; Cảnh quan rừng và môi trường. Mục đích của nhiệm vụ này là phân tích từng phương án kế hoạch sử dụng đất một cách có hệ thống để đánh giáảnh hưởng, tác động của mỗi phương án sẽ có đối với các mục tiêu, xu hướng quản lý đất đai và xu hướng môi trường. Cần đánh giá từng kịch bản, phương án để xác định phương án nào tối đa hóa tiềm năng sử dụng đất và đáp ứng các nhu cầu dự báo một cách bền vững. Đối với mỗi giải pháp thay thế đề xuất, cần đánh giá ảnh hưởng, tác động của phương án thay thế so sánh với bối cảnh kinh tế xã hội, quản lý đất đai và môi trường đối với việc sử dụng đấtnhư quy hoạch đã xác định, thể hiện dưới dạng văn bản mô tả theo màu sắc và chấm điểm phản ánh mức độ ảnh hưởng của phương án sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ màu xanh lá cây đậm đối với tác động, ảnh hưởng rất tích cực đến màu đỏ sẫm đối với ảnh hưởng, tác động rất tiêu cực, cho phép người ra quyết định có được đánh giá trực quan nhanh chóng về từng lựa chọn.
Theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, dựa trên hệ sinh thái, lợi ích của các bên liên quan khác nhau được đánh giá một cách toàn diện và được gắn kết thông qua đối thoạitrong một bối cảnh không gian và thời gian cụ thể. Phương pháp tiếp cận cảnh quan bảo đảm cân bằng tổng thể dựa trên việc quản lý cảnh quan bền vững trong khi xem xét toàn bộ bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, an ninh, quốc phòng trong một địa phương, vùng, quốc gia, khu vực, châu lục và trên phạm vi toàn cầu.
Theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, dựa trên hệ sinh thái, đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường là nội dung quan trọng của quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, bước đầu của việc lập quy hoạch là thực hiện thống kê, kiểm kê, điều tra, đánh giá, hạch toán tài nguyên đất dựa trên ba khía cạnh: số lượng, chất lượng; lượng hóa tiền tệ; vị trí không gian địa lý. Bước tiếp theo là thực hiện phân vùng môi trường theo 4 khu vực: : Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt cấm xâm phạm; Khu vực bảo vệ, bảo tồn được phép một số hoạt động phát triển; Khu vực hạn chế phát triển; và Khu vực phát triển đa mục tiêu.
Trong khu vực đa mục tiêu, cần phân tích xác định bối cảnh cho kế hoạch sử dụng đất. Mục đích của bước này là xác định các vấn đề kinh tế – xã hội và môi trường chính cần được giải quyếttrong kế hoạch sử dụng đất. Nó bao gồm các nhiệm vụ:Vạch ra các chỉ tiêu kinh tế – xã hội có liên quan cho kế hoạch sử dụng đất;Vạch ra các vấn đề chính về quản lý đất đai do các mô hình sử dụng đất hiện có của địa phương; Vạch ra các vấn đề môi trường chính; và xác định các vấn đề kinh tế – xã hội, quản lý đất đai và môi trường quan trọng nhất cho kế hoạch sử dụng đất.
Theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, dựa trên hệ sinh thái, phân vùng quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm: Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy; Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới; Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt; Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới; Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt.
PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ