Ứng dụng của GIS trong ngành môi trường đã đóng góp rất lớn trong việc đánh giá tình trạng, theo dõi và các hoạt động về môi trường tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng cách sử dụng GIS, việc quản lý, theo dõi và giám sát môi trường được thực hiện đơn giản hơn bao giờ hết.
1.Ứng dụng của GIS trong ngành môi trường giúp đánh giá mức độ đất xói mòn
Hiện tượng đất bị xói mòn xảy ra dẫn đến nhiều thiệt hại đáng kể về người và của. Do đó, việc đánh giá tình trạng, mức độ đất xói mòn cần được thực hiện chính xác. So với các phương pháp phân tích thông thường, việc ứng dụng GIS trong ngành môi trường, cụ thể là đánh giá mức độ đất xói mòn mang lại hiệu quả cao hơn đáng kể.
GIS có thể thực hiện các công việc giúp đánh giá tình trạng đất xói mòn, như:
- Xây dựng hệ thống các dữ liệu, đồng thời cung cấp mô hình trực quan về những khu vực đang gặp phải tình trạng xói mòn đất.
- Hỗ trợ trong công tác giải quyết vấn đề liên quan đến đất xói mòn, thoái hóa.
- Công cụ đắc lực trong việc tự động phân tích, tính toán và xây dựng mô hình bị xói mòn.
- Nguồn dữ liệu GIS có độ chính xác cao, đáng tin cậy, giúp các nhà quản lý môi trường đưa ra quyết định chính xác, nhanh chóng.
Hình 1. Ứng dụng của GIS trong đánh giá mức độ xói mòn trên địa bàn Thành phố Đà Lạt.
2.Ứng dụng của GIS trong ngành môi trường giúp quản lý thiên tai
Bằng cách ứng dụng GIS vào ngành môi trường, các hoạt động kiểm soát và quản lý thiên tai được thực hiện đơn giản hơn. Người quản lý có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin về các thảm họa, thiên tai có nguy cơ xảy ra, từ đó có biện pháp phòng tránh kịp thời và tốt nhất.
Đối với việc quản lý thiên tai, GIS có khả năng mô hình hóa thông tin dựa trên hệ thống cảnh báo để xác định hiểm họa nào có thể xảy ra và khu vực nào đang bị đe dọa bởi thiên tai. Nhờ đó, các cơ quan quản lý có thể ứng phó, phản ứng nhanh đối với các tình huống xấu nhất và giảm thiểu các rủi ro nhất có thể.
Ngoài ra, ứng dụng của GIS trong ngành môi trường còn cho phép người dùng nhận thức rõ về mức độ rủi ro, tác động của thiên tai thông qua dữ liệu được mô phỏng bởi GIS. Đồng thời, GIS giúp cho các đơn vị quản lý tương tác với người dân để giảm thiểu thiệt hại về người và của một cách tối đa.
Hình 2. Ứng dụng GIS để mô phỏng lũ lụt.
Một ví dụ điển hình cho lợi ích khi ứng dụng GIS trong quản lý thiên tai là hệ thống cảnh báo thiên tại của Ấn Độ với khả năng cảnh báo sóng thần, lốc xoáy, mưa lớn, lũ lụt,… Trung tâm Cảnh bảo sớm sóng thần có trụ sở tại Hyderabad (Ấn Độ) đã đưa ra các cảnh báo một cách chính xác. Nhờ đó, công tác chuẩn bị ứng phó được thực hiện tốt hơn, sơ tán người dân kịp thời và không có thiệt hại về người trong trận thiên tai.
3.Ứng dụng của GIS trong ngành môi trường giám sát ô nhiễm nguồn nước
Giờ đây, với ứng dụng của GIS, chúng ta hoàn toàn có thể phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nước có đang bị ô nhiễm hay không. GIS có khả năng xác định được chính xác khu vực có nguồn nước không đạt chỉ tiêu cho phép dựa trên khả năng phân tích vị trí, công suất xả thải, thu thập, quản lý dữ liệu và xuất bản đồ.
Việc ứng dụng của GIS trong ngành môi trường, cụ thể là giám sát ô nhiễm nguồn nước giúp tiết kiệm thời gian hơn cho giai đoạn kiểm tra, mà vẫn có thể đảm bảo được chất lượng nguồn nước đang sử dụng đạt chất lượng.
Hình 3. Sử dụng GIS trong thành lập bản đồ ô nhiễm nước mặt và thể hiện thông số pH của các sông, suối thuộc khu vực Cẩm Phả.
4.Ứng dụng của GIS trong ngành môi trường giúp giám sát chất lượng không khí
Trong cuộc sống ngày nay, giám sát chất lượng không khí đã dần trở thành một công việc quan trọng, không thể thiếu nhằm đảm bảo sức khỏe con người và môi trường sống trong lành. Nền tảng GIS với khả năng tận dụng những cảm biến để phân tích, giám sát và lập kế hoạch đảm bảo chất lượng không khí sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt một cách chính xác về mức độ bụi PM tại các khu vực khác nhau, đặc biệt là các vùng đô thị, thành phố.
Thông qua ứng dụng của GIS trong ngành môi trường, chất lượng không khí được đảm bảo và các đơn vị quản lý dễ dàng có những hành động khắc phục kịp thời trong những tình huống xấu.
Đồng thời, ứng dụng của GIS trong ngành môi trường giúp cải thiện, nâng cao đời sống người dân khi họ dễ dàng nhận biết khu vực có chất lượng không khí ảnh hưởng sức khỏe, điều này đặc biệt quan trọng đối với các bệnh nhân hen suyễn, cũng như bệnh về đường hô hấp. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể cung cấp thông tin đến chính quyền địa phương những thông tin các khu vực đang gặp vấn đề về không khí.
Hình 4. Ứng dụng của GIS giúp phân tích, giám sát chất lượng không khí, phát hiện tình trạng ô nhiễm không khí trong khu vực.
5.Ứng dụng của GIS trong ngành môi trường giúp quản lý cháy rừng
Cháy rừng đang là một vấn đề được quan tâm trên toàn cầu khi khí hậu Trái Đất ngày càng biến đổi. Thảm họa cháy rừng gây ra những tổn thất vô cùng to lớn đối với hệ sinh thái động, thực vật. Do đó, việc bảo tồn rừng, phòng tránh nguy cơ cháy rừng là một công việc cấp bách, cần thiết đối với thiên nhiên và môi trường.
Nền tảng GIS với khả năng lập bản đồ nguy cơ, quản lý tài nguyên và mô phỏng cháy rừng, được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động liên quan đến quản lý rừng. GIS sử dụng những lớp thông tin khác nhau, chẳng hạn như: Mô hình Độ cao Kỹ thuật số (DEM), chỉ số khả năng cháy, cùng với các mô hình, dữ liệu khác được dùng cho mục đích quản lý cháy rừng.
Hình 5. GIS ứng dụng trong cảnh báo và quản lý cháy rừng.
6.Ứng dụng của GIS trong ngành môi trường hỗ trợ công tác quy hoạch môi trường
GIS được ứng dụng vào ngành môi trường bằng cách sử dụng những phần mềm thu thập thông tin, dữ liệu. Từ đó, tiến hành việc xây dựng, thành lập hệ thống bản đồ về một vùng hay một khu vực lãnh thổ nào đó. Những kết quả, dữ liệu này được GIS cung cấp với độ chính xác cao, nhanh chóng và hiệu quả, nhờ đó ứng dụng của GIS sẽ giúp việc quy hoạch môi trường trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Hình 6. Ứng dụng GIS vào công tác quy hoạch môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
H.A.I lược dịch từ nhiều nguồn tài liệu