Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất tại Đan Mạch

November 26, 20240
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, vì vậy, để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định quản lý cụ thể. Việt Nam là đất nước đang phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh, do đó, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới, từ đó đề xuất những gợi ý cho Việt Nam là việc làm có ý nghĩa trong quá trình đưa nước ta đô thị hóa theo hướng bền vững.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý đất đai, bảo đảm đất đai được quản lý thống nhất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế – xã hội. Ở Việt Nam, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được “luật hóa” và bắt đầu triển khai chính thức từ khi Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực thi hành. Trong những năm qua, các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo hành lang pháp lý và trở thành công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Sau đây là một số thông tin, kinh nghiệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số quốc gia trên thế giới để Việt Nam tham khảo trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai.

Hệ thống quy hoạch không gian từ năm 2007. Bộ trưởng Bộ Môi trường thiết lập khuôn khổ chung của quy hoạch phát triển không gian vùng và quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương thông qua báo cáo quy hoạch quốc gia, tổng quan về lợi ích quốc gia trong quy hoạch thành phố, chỉ thị quy hoạch quốc gia, tham vấn và các hình thức khác. Tổng quan về lợi ích quốc gia trong quy hoạch thành phố được Bộ trưởng Bộ Môi trường công bố 4 năm/lần. Báo cáo là tài liệu giải thích lợi ích cũng như kỳ vọng của quốc gia đối với chính quyền địa phương, bao gồm các lợi ích và cân nhắc phát sinh từ quyết định được thông qua về mặt chính trị dưới các hình thức pháp luật, kế hoạch hành động, kế hoạch ngành, quyết định quy hoạch quốc gia, thỏa thuận giữa các cơ quan công quyền. Chỉ thị quy hoạch quốc gia được Bộ trưởng Bộ Môi trường thiết lập quy tắc ràng buộc về nội dung của quy hoạch. Bằng cách này, Chính phủ có thể thúc đẩy cả những dự án cụ thể và một hướng phát triển nhất định (chỉ thị có thể được sử dụng thay cho các kế hoạch của thành phố và địa phương). Đạo luật Quy hoạch yêu cầu Bộ trưởng thiết lập các quy tắc cụ thể cho Quy hoạch đại đô thị Copenhagen dưới dạng Chỉ thị Quy hoạch quốc gia. Bộ trưởng Bộ Môi trường phải thay mặt tất cả các Bộ trưởng của Chính phủ quyết định đề xuất Quy hoạch thành phố nếu đề xuất đó mâu thuẫn với lợi ích quốc gia. Ngoài ra, Bộ trưởng có thể ra lệnh cho Hội đồng thành phố chuẩn bị quy hoạch với nội dung cụ thể. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng có thể giao một số thẩm quyền cho cơ quan quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương và quyết định một tranh chấp quy hoạch cụ thể. Những lựa chọn này rất hiếm khi được sử dụng khi các lợi ích quốc gia đặc biệt đòi hỏi phải can thiệp vào quyền tự trị của thành phố. Nguyên tắc hướng dẫn là một phần quan trọng của quy hoạch quốc gia, được ban hành thường xuyên để diễn giải pháp luật, chẳng hạn như hướng dẫn về quy hoạch thành phố, quản lý vùng nông thôn, quy hoạch địa phương và đánh giá tác động môi trường…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *