Phát triển đô thị ngổn ngang: Định nghĩa và tác động

January 10, 20250
1.Mở rộng tràn lan của đô thị, hay phát triển đô thị ngổn ngang
Vào cuối những năm 1950, các khu vực đô thị hóa ở Hoa Kỳ đã mở rộng ra bên ngoài nhanh chóng, công nghiệp và thương mại đã lấn chiếm một lượng lớn đất sản xuất nông nghiệp và rừng, mang lại những tác động tiêu cực đến môi trường và gây ra nhiều vấn đề giao thông. Mô hình phát triển đô thị ngoài tầm kiểm soát này được coi là mở rộng đô thị tràn lan [6], [7]. Mặc dù hình thức mở rộng đô thị này đã tồn tại từ lâu, kể từ khi phát minh ra ô tô, nhưng trên thực tế, nó đã tăng lên trong thời kỳ bùng nổ nhà ở sau Thế chiến II. Sau này, nói chung, hầu hết tất cả các thành phố đã có kinh nghiệm hoặc đang trải qua mở rộng đô thị ngổn ngang; bao gồm các thành phố tại các nước đang phát triển.
Thêm vào đó, Rahman et al.2016 cho thấy sự xuất hiện của một số tình huống mở rộng trái phép và không có quy hoạch, kế hoạch phát triển, thông thường ở các khu vực ở rìa của các thành phố, đặc biệt là việc xây dựng của nhà dân, khu thương mại, khu công nghiệp với việc sử dụng đất không phù hợp, thường là dọc theo các tuyến giao thông chính hoặc đường tiếp giáp với giới hạn thành phố đã được xác định [8]. Khu vực đô thị mở rộng ngổn ngang được đặc trưng bởi tình trạng phát triển có sự can thiệp bất lợi vào môi trường đô thị. Sự phát triển đô thị đã làm dấy lên sự tập trung xã hội rộng lớn vì nó có thể cản trở sự phát triển bền vững của khu vực. Một nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bởi Bengston et al. 2005, cho thấy sự quan tâm của công chúng về tác động của các mô hình phát triển đô thị ngổn ngang đã tăng nhanh chóng trong nửa cuối thập niên 1990. Các nghiên cứu liên quan sau đó, chủ yếu bao gồm các mô hình, quá trình, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp đối phó đối với hiện tượng này [9].
2. Xác định sự phát triển đô thị ngổn ngang
Mở rộng đô thị ngổn ngang (Urban Sprawl) là khó khăn trong việc định nghĩa [10]. Galster và cộng sự đã phê phán sự mơ hồ về khái niệm của mở rộng đô thị ngổn ngang [11]. Xem xét các tài liệu cho thấy mở rộng đô thị ngổn ngang có thể thay thế hoặc đồng thời tham chiếu để: (1) xác định một số mô hình sử dụng đất nhất định, (2) xem xét quá trình phát triển đất đai, (3) xác định nguyên nhân của hành vi sử dụng đất cụ thể và (4) đánh giá những hậu quả của hành vi sử dụng đất. Nhiều nghiên cứu đã xem xét nhiều định nghĩa về mở rộng đô thị ngổn ngang từ nhiều quan điểm khác nhau. Có vẻ như “ngổn ngang” (sprawl) được sử dụng cả như một danh từ (điều kiện) và động từ (quá trình); và bị thiếu về sự rõ ràng mặc dù nhiều người sẽ yêu cầu biết điều đó khi họ nhìn thấy nó [11].
Sự phát triển đô thị thường được thảo luận mà không có bất kỳ định nghĩa liên quan nào cả. Một số các tác giả đã không cố gắng định nghĩa trong khi những người khác ít tham gia hơn vào việc này [6]. Johnson (2001b) đã trình bày một số định nghĩa thay thế để xem xét và đưa ra kết luận rằng, định nghĩa về mở rộng đô thị ngổn ngang là không có sự đồng thuận chung. Bởi vì nó tùy thuộc vào quan điểm của người trình bày định nghĩa [12]. Wilson và cộng sự lập luận rằng hiện tượng mở rộng đô thị ngổn ngang nên được tìm cách mô tả thay vì xác định nó [13]. Galster và cộng sự cũng nhấn mạnh việc mô tả mở rộng đô thị ngổn ngang hơn định nghĩa về chúng [11]. Điều đáng nói là các ý kiến về mở rộng đô thị ngổn ngang của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động và công chúng khác nhau rõ rệt; và sự thiếu thỏa thuận về cách xác định mở rộng đô thị ngổn ngang chắc chắn sẽ làm phức tạp các nỗ lực để hạn chế phát triển loại hình này. Điều này đòi hỏi một định nghĩa rõ ràng về sự phát triển đô thị mà không mô tả đặc điểm, nguyên nhân hoặc thuộc tính của nó. Chúng ta hãy xem xét một số định nghĩa về sự phát triển đô thị ngổn ngang trong các nghiên cứu lý thuyết hiện có để hiểu sự phức tạp của nó.
– Một trong những cách mà Từ điển Oxford (2000) định nghĩa mở rộng đô thị ngổn ngang là: “Một khu vực rộng lớn được bao phủ bởi các tòa nhà, trải dài từ thành phố đến vùng nông thôn trong một cách xấu xí.” [14]
– Ottensmann (1977) đã xác định sự phát triển đô thị là: “Sự phân tán của sự phát triển mới trên các vùng bị cô lập, tách biệt với các khu vực khác bằng cách bỏ trống đất đai.” [15]
– Nó cũng thường được gọi là “phát triển nhảy cóc” [16].
– Câu lạc bộ Sierra (2001) mô tả mở rộng đô thị ngổn ngang ở vùng ngoại ô như là sự “Phát triển thiếu trách nhiệm, thường được lên kế hoạch kém, phá hủy không gian xanh, tăng ô nhiễm giao thông và không khí, tăng trường học và tăng thuế.”
– Những người khác so sánh mở rộng đô thị ngổn ngang như là quá trình gây bệnh, gọi đó là “sự phát triển ung thư hoặc vi rút” [17]. Nó bao gồm “sự phân tán của đô thị trên các khu vực cảnh quan nông thôn” [6], hay “đô thị hóa mật độ thấp” [18], hay “mô hình tiêu thụ đất đai của phát triển ngoại ô” [13] và “phát triển không liên tục” [19].
Tuy nhiên, mở rộng đô thị ngổn ngang phải được xem xét trong bối cảnh không gian và thời gian vì không chỉ đơn giản là tăng diện tích đất đô thị trong một khu vực nhất định, mà nó còn liên quan đến tốc độ phát triển dân số [20]. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã xác định mở rộng đô thị ngổn ngang năm 2001 là: “Ở quy mô đô thị, mở rộng có thể được cho là xảy ra khi tốc độ chuyển đổi đất sang sử dụng phi nông nghiệp hoặc phi tự nhiên vượt quá tốc độ gia tăng dân số”. Bên cạnh đó, Sudhira và Ramachandra (2007) đã tuyên bố: “Phát triển đô thị ngổn ngang đề cập đến sự phát triển của các khu vực gây ra bởi sự mất kiểm soát, không được điều phối và nó nằm ngoài quy hoạch và kế hoạch phát triển của thành phố. Sự phát triển này được nhìn thấy dọc theo ngoại ô của các thành phố, dọc theo đường cao tốc, và dọc theo các con đường kết nối, thiếu đi các tiện nghi cơ bản được xử lý như vệ sinh, cấp nước, trung tâm y tế, vv vì các nhà hoạch định không thể hình dung được sự phát triển như vậy trong quá trình lập quy hoạch, chính sách và ra quyết định” [21].
Và đối với nghiên cứu này, trong trường hợp tại Việt Nam, sự mở rộng đô thị tràn lan được xem là sự mở rộng ngổn ngang và được định nghĩa là: Mở rộng đô thị ngổn ngang là sự phát triển thiếu kiểm soát, nằm ngoài quy hoạch và kế hoạch phát triển của thành phố dẫn đến hình thái đô thị xấu xí và thiếu đi các tiện nghi cơ bản của cuộc sống.
Tóm lại, mặc dù định nghĩa chính xác về sự phát triển đô thị ngổn ngang đang được tranh luận. Vẫn có một sự đồng thuận chung là sự phát triển đô thị được đặc trưng bởi mô hình phát triển không có quy hoạch, kế hoạch và sự phát triển này là không đồng đều, được thúc đẩy bởi vô số các quá trình và dẫn đến việc sử dụng tài nguyên không hiệu quả [21].
3. Ảnh hưởng của mở rộng đô thị ngỗn ngang
Ngày nay, sự phát triển đô thị không phải là một hiện tượng mới, nhưng vẫn còn nhiều thách thức về xã hội và kinh tế cũng như những thách thức to lớn đối với việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đất đai [58]. Quá trình mở rộng đô thị ngổn ngang cho thấy các ảnh hưởng đặc biệt dưới hai khía cạnh của lợi ích và hạn chế.
Những tác động tích cực đầu tiên có thể thấy được là mang lại nhiều lợi ích cho xã hội về sử dụng đất cho nhà ở. Nghiên cứu của Alia, 2010 cung cấp sáu lợi ích bao gồm: (1)-nhà ở có sự thoải mái hơn với diện tích lớn hơn trên khoảnh đất lớn hơn; (2)-hệ thống trường học tốt và có sẵn ở ngoại ô; (3)-an toàn hơn vì tỷ lệ tội phạm có xu hướng thấp hơn ở ngoại ô; (4)-biểu tượng cho một nền kinh tế đang phát triển; (5)-có nhiều cảm giác thuộc về một cộng đồng; và (6)-sự di chuyển, đi lại dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, những điểm bất lợi rõ rệt từ quá trình này như mất các tiện ích không gian mở, tắc nghẽn đường sá, khói thải từ xe cộ, và việc phân phối hàng hoá và dịch vụ không cân đối và các hậu quả về môi trường như dịch vụ hệ sinh thái của các vùng đất ngập nước, ô nhiễm không khí và nước đang gia tăng, tăng ngân sách cơ sở hạ tầng công cộng, sự cô lập về kinh tế và xã hội, đặc biệt là nhóm người nghèo đô thị hoặc người dân tộc thiểu số bị bỏ lại phía sau khu vực thành phố.
Đặc biệt, các bài nghiên cứu tập trung nhiều vào các vấn đề môi trường. Những tác động tiêu cực này bao gồm ô nhiễm không khí do phụ thuộc vào ô tô, làm tăng hành trình đi lại do mở rộng đô thị ngổn ngang và sự tắc nghẽn, ô nhiễm nước gây ra một phần do bề mặt không thấm nước, mất hoặc gián đoạn các khu vực nhạy cảm với môi trường sống tự nhiên quan trọng (ví dụ, vùng đất ngập nước, hành lang động vật hoang dã), tăng nguy cơ lũ lụt và giảm chất lượng cuộc sống nói chung [59]. Ngoài ra, việc giảm không gian mở do chia các khu vực tự nhiên lớn thành các đơn vị không gian nhỏ hơn có thể ức chế sự di chuyển của động vật hoang dã [60], [61]. Hơn nữa, mối tương quan tích cực giữa nhiệt độ bề mặt đất và bề mặt không thấm nước rõ ràng cho thấy sự gia tăng nhiệt độ ở khu vực mở rộng đô thị ngổn ngang [62]; [63]. Vào những ngày ấm áp, các khu vực đô thị có thể ấm từ 3,5 đến 4,50C so với các khu vực xung quanh, được gọi là hiệu ứng đảo nhiệt đô thị [64]. Một tác dụng phụ là sự xáo trộn quá trình xói mòn và bồi tụ tự nhiên của đường bờ biển. Sự suy giảm rừng ngập mặn và xói mòn bờ biển không chỉ gây hại cho hệ sinh thái, mà còn khiến thành phố dễ bị tổn thương hơn trước tác động của mực nước biển dâng cao. Ngoài ra, các vấn đề hiện tại của hệ thống vệ sinh có tác dụng phụ gây ra lũ lụt. Hơn nữa, nó có chức năng xử lý nước thải hữu cơ. Đô thị hóa khu vực này khiến toàn bộ hệ thống này bị đe dọa.
Trong khi đó, các tài liệu một mặt xác định các hậu quả kinh tế và xã hội khác nhau liên quan đến sự phát triển đô thị, chẳng hạn như đất đai đang được tiêu thụ với tốc độ nhanh hơn khi dân số chuyển từ khu vực thành thị sang rìa ngoại ô [65], [66]; [67]). Đô thị hóa nói chung, và đặc biệt là mở rộng, góp phần làm mất đất nông nghiệp và không gian mở [68]; [69]; [70]; [7]. Hơn nữa, các khu phố nhỏ gọn có thể thúc đẩy các tương tác xã hội thông thường giữa các khu dân cư với nhau, trong khi mở rộng đô thị ngổn ngang tạo ra các rào cản. Mở rộng của đô thị có xu hướng thay thế không gian công cộng bằng không gian riêng tư như sân sau có rào chắn. James Howard Kunstler đã lập luận rằng tính thẩm mỹ kém trong môi trường ngoại ô khiến họ trở thành “nơi không đáng quan tâm”, và họ thiếu ý thức về lịch sử và bản sắc [71].
Tài liệu tham khảo:

[6]       O. H. W. A. V. Clark, “The Nature and Economics of Urban Sprawl,” University of Wisconsin Press, vol. 41, no. 1, pp. 1–9, Feb. 1965, doi: 10.2307/3144884.

[7]        Xuelei Zhang, Manzhi Tan, Jie Chen, and Yanci Sun, “Impact of land use change on soil resources in the peri-urban area of Suzhou city | SpringerLink,” Springer, vol. 69, no. 1, pp. 16–30, Jan. 2007, doi: https://doi.org/10.1016/j.catena.2006.04.020.

[8]        M. T. Rahman and R. Planning, “Land use and land cover changes and urban sprawl in Riyadh, Saudi Arabia: An analysis using multi-temporal Landsat data and Shannon’s entropy index,” The International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, vol. 41, pp. 1017–1021, 2016.

[9]        D. N. Bengston, R. S. Potts, D. P. Fan, and E. G. Goetz, “An analysis of the public discourse about urban sprawl in the United States: Monitoring concern about a major threat to forests,” Forest Policy and Economics, vol. 7, no. 5, pp. 745–756, 2005.

[10]      W. James D Hurd, Daniel Civco, Michael P. Prisloe, Chester L Arnold E. H., “Development of a Geospatial Model to Quantify, Describe and Map Urban Growth,” Remote Sensing of Environment, pp. 275–285, 2003, doi: 10.1016/S0034-4257(03)00074-9.

[11]      G. Galster, Royce Hanson, R.,Wolman, H.,Coleman, S. and Freihage, J, “Wrestling sprawl to the ground: defining and measuring an elusive concept. Housing Policy Debate,” vol. 12, no. 4, pp. 681–717, 2001.

[12]      M. P. Johnson, “Environmental impacts of urban sprawl: a survey of the literature and proposed research agenda,” Environment and planning A, vol. 33, no. 4, pp. 717–735, 2001.

[13]      Bev Wilson and Arnab Chakraborty, “The Environmental Impacts of Sprawl: Emergent Themes from the Past Decade of Planning Research,” vol. 5, pp. 3302–3327, Aug. 2013, doi: 10.3390/su5083302.

[14]      Oxford University Press, “Definition of infrastructure in English.” Oxford University, Accessed: Sep. 25, 2017. [Online]. Available: https://en.oxforddictionaries.com/definition/infrastructure.

[15]      J. R. Ottensmann, “Urban sprawl, land values and the density of development,” Land economics, vol. 53, no. 4, pp. 389–400, 1977.

[16]      P. Gordon and H. W. Richardson, “Are compact cities a desirable planning goal?,” Journal of the American planning association, vol. 63, no. 1, pp. 95–106, 1997.

[17]      T. J. Dilorenzo, “THE MYTH OF SUBURBAN SPRAWL.,” USA Today Magazine, vol. 128, no. 2660, pp. 54–56, 2000.

[18]      R. Pendall, “Do land-use controls cause sprawl?,” Environment and Planning B: Planning and Design, vol. 26, no. 4, pp. 555–571, 1999.

[19]      J. Weitz and T. Moore, “Development inside Urban Growth Boundaries: Oregon’s Empirical Evidence of Contiguous Urban Form,” Journal of the American Planning Association, vol. 64, no. 4, pp. 424–440, 1998, doi: https://doi.org/10.1080/01944369808976002.

[20]      M. L. Barnes, “Threshold relationships among inflation, financial market development and growth,” Financial Market Development and Growth (May 12, 2001), 2001.

[21]      H. S. Sudhira and T. V. Ramachandra, “Characterising urban sprawl from remote sensing data and using landscape metrics,” 2007.

[58]      S. D. Ngoran, Socio-environmental Impacts of Sprawl on the Coastline Of Douala: Options for Integrated Coastal Management. diplom.de, 2014.

[59]      Jeffrey R. Kenworthy and Felix B. Laube, “Patterns of automobile dependence in cities: an international overview of key physical and economic dimensions with some implications for urban policy,” Institute for Science and Technology Policy, vol. 33, no. 7–8, pp. 691–723, Nov. 1999, doi: https://doi.org/10.1016/S0965-8564(99)00006-3.

[60]      Peck, Planning for Biodiversity. 1998.

[61]      Cieslewicz, D J, The Environmental Impacts of Sprawl: Causes, Consequences and Policy Responses. Washington DC: The Urban Institute Press, 2002.

[62]      Qihao Weng, Hua Liu, Dengsheng Lu, “Assessing the effects of land use and land cover patterns on thermal conditions using landscape metrics in city of Indianapolis.,” Urban Ecosystems, vol. 10, no. 2, pp. 203–219, Apr. 2007, doi: 10.1007/s11252-007-0020-0.

[63]      W. Wang, L. Zhu, R. Wang, and Y. Shi, “Analysis on the spatial distribution variation characteristic of urban heat environmental quality and its mechanism,” Chin. Geograph.Sc., vol. 13, no. 1, pp. 39–47, Mar. 2003, doi: 10.1007/s11769-003-0083-7.

[64]      Howard Frumkin, “Urban Sprawl and Public Health,” vol. 117, no. 3, May 2002, doi: https://doi.org/10.1093/phr/117.3.201.

[65]      Michael E. Porter, “Location, Competition and Economic Development: Local Clusters in a Global Economy. Economic Development Quarterly,” Economic Development Quarterly, vol. 14, no. 15, Feb. 2000, doi: 10.1177/089124240001400105.

[66]      Matthew E. Kahn, “The environmental impact of suburbanization,” Journal of Policy Analysis and Management, vol. 19, pp. 569–586, Sep. 2000, doi: https://doi.org/10.1002/1520-6688(200023)19:4<569::AID-PAM3>3.0.CO;2-P.

[67]      John F. Dwyer,  Gina M. Child, “Movement of people Across the Landscape: A Blurring of Distinctions Between Areas, Interests, and Issues Affecting Natural Resource Management,” Landscape and Urban Planning, vol. 69, pp. 153–164, 2004, doi: 10.1016/j.landurbplan.2003.09.004.

[68]      D. Berry and T. Plaut, “Retaining agricultural activities under urban pressures: A review of land use conflicts and policies,” Policy Sci, vol. 9, no. 2, pp. 153–178, Apr. 1978, doi: 10.1007/BF00143740.

[69]      W. A. Fischel, “The Urbanization of Agricultural Land: A Review of the National Agricultural Lands Study,” Land Economics, vol. 58, no. 2, pp. 236–259, 1982, doi: 10.2307/3145899.

[70]      A. C. Nelson, “Economic critique of U.S. prime farmland preservation policies: Towards state policies that influence productive, consumptive, and speculative value components of the farmland market to prevent urban sprawl and foster agricultural production in the United States,” Journal of Rural Studies, vol. 6, no. 2, pp. 119–142, Jan. 1990, doi: 10.1016/0743-0167(90)90001-O.

[71]      J. H. Kunstler, Sprawl. JSTOR, 2006

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *